“Văn hóa nghỉ việc” để trở nên tử tế trong mắt công ty cũ

Xin nghỉ việc tưởng chừng là một viêc vô cùng đơn giản, chỉ cần nộp đơn là xong. Tuy nhiên đằng sau nó là cả một văn hóa xin nghỉ việc mà chúng ta nên lưu tâm. Để trở thành một người tử tế trong mắt đồng nghiệp và công ty cũ.

Đừng nên xin nghỉ việc một cách đột ngột

Người Mỹ cho rằng thay đổi công việc giúp cho người trẻ phát hiện được năng lực của bản thân. Nhưng người Nhật lại cho rằng đó là một người thiếu trung thành, không nên tin tưởng.

Nhưng đối với người Việt Nam, có người lại theo quan điểm của người Mỹ, có người lại theo quan điểm của người Nhật. Dù theo quan điểm nào đi nữa, bạn cần nắm được văn hóa nghỉ việc. Bạn đừng nghỉ việc quá bất ngờ, mà không có bất kỳ lời thông báo nào trước.

"Văn hóa xin nghỉ việc" để trở nên tử tế trong mắt công ty cũ

Rất nhiều bạn khi đã muốn nghỉ việc thì nghỉ luôn chẳng cần suy nghĩ đến ai. Không thì cũng là nghỉ việc ngay giữa lúc có nhiều lùm xùm, mâu thuẫn khiến bản thân rơi vào stress nhất. Và rồi khiến chúng ta đều rơi vào cảnh đưa những quyết định sai lầm cho bản thân.

Một trong những nguyên tắc nếu bạn muốn nghỉ việc thì hãy cố gắng đừng bao giờ nghỉ vào thời điểm bạn đang khó khăn trong công việc. Đó là thời điểm nhạy cảm nhất và rất dễ gây tai tiếng nhất khi nghỉ việc.

Có lý do xin nghỉ việc phù hợp và cụ thể

Khi nghỉ việc, hãy chọn thời điểm mà bạn cảm thấy cần thiết và nói chuyện “chia tay”. Đồng thời cần một lý do chính đáng. Hãy chọn lý do liên quan cá nhân và muốn phát triển bản thân tại những môi trường cao hơn, thử thách hơn. Như vậy, chính bạn tạo cho mình một một đường lui và cũng là cơ hội mới cho mình.

Có một lý do hợp lý và thoải mái sẽ giúp bạn giữ được mối quan hệ tốt đẹp với sếp cũng như những đồng nghiệp cũ. Nhờ vậy, bạn cũng sẽ thoải mái hơn để có một công việc mới. Và cũng giữ được hình ảnh với nơi mình đã từng gắn bó.

"Văn hóa xin nghỉ việc" để trở nên tử tế trong mắt công ty cũ

Hãy nghỉ khi công ty đã tìm được người thay thế

Mỗi công việc đều có tính chất và đặc thù riêng biệt đòi hỏi người mới cũng cần một thời gian để thích ứng. Đôi khi, bạn cũng không nên nghỉ ngay lập tức khi lính mới vừa bước vào. Hãy dành thời gian để bàn giao công việc và chỉ dẫn người mới bằng những kinh nghiệm bạn tích lũy được trong thời gian ở công ty. Hơn nữa, nếu công ty vẫn chưa tìm được một người phù hợp mà thời gian nghỉ việc của bạn đã đến hãy thử đề nghị công ty để bạn tiếp tục hỗ trợ họ trong khoảng thời gian thiếu người này.

Giữ mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp và công ty cũ

Nguyên tắc không kém phần quan trọng, dù bạn đã xin nghỉ việc thành công, cũng đừng quên duy trì mối quan hệ với lãnh đạo và đồng nghiệp cũ. Nếu không có bất kỳ vướng mắc gì với họ, hãy ghi nhớ và gửi tin nhắn; quà mừng mỗi khi đến dịp sinh nhật hoặc kỷ niệm đặc biệt nào đó ở công ty cũ. Một cuộc hẹn để tán gẫu và chia sẻ tình hình lẫn nhau cũng sẽ giúp bạn duy trì các mối quan hệ tốt hơn. Biết đâu trong tương lai, bạn sẽ gặp lại họ một lần nữa đấy.

Bàn giao đầy đủ công việc cho người thay thế

"Văn hóa xin nghỉ việc" để trở nên tử tế trong mắt công ty cũ

Bàn giao công việc cũng là một vấn đề đáng nói khi mà ta nghỉ việc. Nó liên quan đến những mối quan hệ trong và ngoài công ty rất nhiều. Vì khi bàn giao công việc, ta cũng phải bàn giao lại cả những đầu mối đã từng làm việc. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới công việc của bạn trong tương lai.

Sau khi nghỉ việc, đừng quên lên một kế hoạch bàn giao công việc để đảm bảo sao khi bạn đi, mọi công việc của bạn đều tiếp tục triển khai suôn sẻ. Sau đó, hãy dần dần bàn giao và rời từng nhóm công việc một. Để không tạo sự quá bất ngờ khi bạn chính thức ” Out – Job”. Đồng thời, tổng hợp lại các tài liệu và báo cáo vào kho dữ liệu riêng để chuyển tới người được bàn giao.

Làm tròn trách nhiệm công việc đến những phút cuối cùng

Tại những lúc còn làm việc cuối cùng thì đó cũng chính là thời điểm bạn để lại ấn tượng nhất trong mắt sếp và đồng nghiệp cũ. Do vậy, công việc vẫn phải chỉn chu nhất có thể cho đến những giây phút cuối cùng trước khi hoàn tất quá trình nghỉ việc. Nếu có thể, hãy vẫn nhiệt tình và hoàn tất công việc được giao đến giây phút cuối cùng. Đừng nên mang nặng tâm lý “Chuẩn bị ra đi” để làm việc tại thời điểm này. Bạn rất dễ để lại những ấn tượng cuối cùng lại những ấn tượng không tốt với người ở lại.

Tổng hợp

Tinggalkan Balasan

Alamat email Anda tidak akan dipublikasikan. Ruas yang wajib ditandai *