Quy trình xây dựng thương hiệu hiệu quả

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là một tập hợp những cảm nhận của khách hàng về một công ty, một sản phẩm hay dịch vu với đầy đủ các khía cạnh: mô tả nhận diện, giá trị, thuộc tính, cá tính. thương hiệu ràng buộc với người tiêu dùng qua mối quan hệ thương hiệu – người tiêu dùng.

Thương hiệu là thành phần phi vật thể nhưng lại là một thành phần thiết yếu của một doanh nghiệp. Một khi mà các sản phẩm đã đạt đến mức độ hầu như không thể phân biệt được bằng tính chất, đặc điểm và lợi ích công dụng thì thương hiệu là yếu tố duy nhất tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm.

Quy trình xây dựng thương hiệu

Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu của thương hiệu

Để xây dựng thương hiệu doanh nghiệp hay cá nhân nói riêng, trước hết bạn cần xác định khách hàng mục tiêu. Đừng bao giờ quên đối tượng bạn đang hướng đến là những ai. Từ đó vạch ra sứ mệnh và thông điệp đáp ứng chính xác nhu cầu của họ.

Bí quyết là hãy cụ thể hóa. Bạn phải nắm rõ hành vi và thói quen của người tiêu dùng.

Bước 2: Tuyên bố sứ mệnh của thương hiệu

Bạn có từng nghĩ về sứ mệnh của thương hiệu mình là gì chưa? Nói đơn giản, bạn phải hiểu rõ về cái mà công ty của bạn đang theo đuổi. Trước khi có thể áp dụng quy trình xây dựng thương hiệu được khách hàng mục tiêu tin tưởng, bạn cần biết giá trị mà công ty có thể mang đến là gì.

Tuyên bố sứ mệnh trên cơ bản là nêu rõ mục đích tồn tại của công ty. Từ đó quyết định đến mọi khía cạnh khác trong chiến thuật xây thương hiệu.

Bước 3: Nghiên cứu những thương hiệu khác

Đừng bao giờ bắt chước y chang những thương hiệu lớn cùng ngành. Nhưng bạn nên tìm hiểu họ làm tốt mặt nào và thất bại ở đâu. Từ đó có thể khác biệt và thuyết phục khách hàng mua hàng của bạn thay vì đối thủ. 

Chúng ta luôn nghĩ làm thế nào khiến cho thương hiệu nổi bật. Đừng bỏ qua bước này. Nghiên cứu cách những đối thủ chính hoặc những thương hiệu tên tuổi trong ngành đang truyền thông ra sao. 

Tạo trang tính excel nghiên cứu đối thủ

Nghiên cứu đối thủ là bước đi tất yếu trong khi xây dựng thương hiệu. Hãy bắt đầu bằng tạo trang tính so sánh thương hiệu đối thủ bằng Google sheet, Excel hay notebook.

Bước 4: Xây dựng điểm nổi bật và lợi ích mà thương hiệu bạn mang đến

Những hãng có nguồn kinh phí và nguồn lực lớn hơn sẽ dẫn đầu trong ngành. Còn sản phẩm, dịch vụ và lợi ích của bạn thì chỉ thuộc về bạn mà thôi. Muốn có một thương hiệu đáng nhớ nghĩa là bạn phải đào sâu tìm hiểu bạn đang cung cấp mặt hàng nào mà không ai có.

Giả sử bạn biết rõ khách hàng tiềm năng của mình là gì, thì hãy cho họ lý do để chọn bạn thay vì thương hiệu khác.

Bước 5: Tạo logo và tagline cho thương hiệu

Khi nói đến xây dựng thương hiệu thì hình ảnh là thứ nảy ra đầu tiên. Ở bước này bạn có thể cần sự giúp đỡ từ chuyên gia giúp đỡ tạo nên chiến lược thương hiệu hoàn hảo có giá trị truyền thông lâu dài. 

Tạo logo và tagline thương hiệu cũng là một trong những bước thú vị và quan trọng nhất. Logo này sẽ xuất hiện khắp mọi nơi liên quan đến doanh nghiệp, là hình ảnh nhận diện, là danh thiếp của thương hiệu. 

Bước 6: Xây dựng tông giọng thương hiệu

Tông giọng tùy thuộc vào sứ mệnh, khách hàng và lĩnh vực. Đây được xem là cách thức bạn giao tiếp với khách hàng và họ trả lời bạn như thế nào. 

Bạn có rất nhiều lựa chọn để xây dựng sắc thái thể hiện thông điệp của thương hiệu. Nhưng suy cho cùng bạn cũng muốn chọn tông giọng hợp lý và phù hợp với khách hàng mục tiêu.

Bước 7: Xây dựng thông điệp thương hiệu theo Elevator Pitch

Elevator Pitch là thông điệp tối giản, súc tích nhất nhưng có thể giải thích doanh nghiệp của bạn cung cấp sản phẩm/dịch vụ gì.

Khi xây dựng một chiến lược thương hiệu, hãy nói thật cô đọng và súc tích bạn là ai. Sử dụng tông giọng mà bạn đã chọn ở bước 6. Thông điệp của bạn nên có sự liên kết với thương hiệu và được trình bày trong 1-2 câu.

Bước 8: Hãy để cá tính thương hiệu được tỏa sáng

Khách hàng không tìm kiếm công ty chỉ vì để có được sản phẩm. Họ tìm kiếm công ty có thể sản xuất món hàng được thiết kế “dành riêng” cho nhu cầu của họ, cùng với dịch vụ chân thành.

Hãy tự đặt câu hỏi làm thế nào định vị thương hiệu theo một cách khác biệt. Hãy khiến cá tính của bạn nổi bật trên mọi khía cạnh trong quá trình xây dựng chiến lược thương hiệu.

Bước 9: Liên kết thương hiệu với mọi khía cạnh của doanh nghiệp

Quy trình xây dựng thương hiệu không bao giờ có điểm kết thúc. Thương hiệu của bạn nên xuất hiện rõ ràng trên mọi thứ khách hàng có thể nhìn, nghe, và đọc.

Trên nền tảng digital, cần đảm bảo thương hiệu được nhận diện như nhau ở mọi nơi. Hãy đọc hướng dẫn xây dựng phong cách thương hiệu để tạo ra sự đồng nhất trong hình ảnh như màu sắc, cách dùng logo, phông chữ, hình ảnh…

>> Xem ngay: Những cách xây dựng thương hiệu cá nhân hiệu quả

Bảo Ngọc (tổng hợp)

Tinggalkan Balasan

Alamat email Anda tidak akan dipublikasikan. Ruas yang wajib ditandai *