Những điều cần biết vào ngày 23 tháng Chạp

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm chính là ngày đưa ông Công ông Táo về trời. Chính vì vậy hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân Việt Nam lại chuẩn bị mâm cơm cúng tiễn ông Công ông Táo về trời. Đây là một nét văn hóa đặc sắc, một phong tục đẹp của dân tộc Việt Nam đã được lưu truyền và gìn giữ từ bao đời nay.

Chuẩn bị lễ vật

Kết quả hình ảnh cho cúng ông công ông táo cần những gì

Lễ vật cúng ông Táo truyền thống gồm có:

– Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Nhiều người chỉ cúng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) để tượng trưng.

– Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện di chuyển của ông Công, ông Táo. Bạn có thể sử dụng cá chép giấy hoặc cá chép thật đều được. Thường ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước ngụ ý “cá chép hóa rồng” nhưng tại Nam Bộ thường dùng cá chép giấy nhiều hơn.

– Tiền vàng dùng làm lộ phí đưa ông Táo về trời.

– 1 chiếc áo

– 1 đôi hia bằng giấy

Nhiều gia đình có trẻ con, người ta cúng Táo Quân một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực, thông minh và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy.

Xác định giờ làm lễ

Kết quả hình ảnh cho 12h trưa ngày 23 tháng chạp

Điều đầu tiên và quan trọng nhất trong ngày ông Công ông Táo chính việc làm lễ vào “giờ đẹp”. Mặc dù công việc cuối năm có bận rộn đến mấy, rất nên sắp xếp thời gian để lễ cúng ông Công ông Táo đúng thời điểm đẹp nhất trong ngày.

Theo quan niệm dân gian, trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp sẽ là khoảng thời gian tốt để tiễn ông Công ông Táo về trời. Ngoài ra, có thể làm lễ trước ngày từ 1-2 ngày, không nên quá sớm hay quá muộn.

Không tùy ý thả cá chép bừa bãi

Việc phóng sinh hay thả cá về trời được thực hiện nhiều sau lễ cúng ông Công ông Táo. Tuy nhiên, điều kiêng kỵ nhất là thả cá chép bừa bãi, hay đựng cá chép trong túi nilon rồi thả xuống ao hồ.

Kết quả hình ảnh cho thả cá chép

Sau khi cúng lễ và thả cá chép, các gia đình không nên thả cá từ trên cao như đứng trên cầu, bờ xa ném cá xuống nước vì như vậy cá sẽ chết.

Điều này không chỉ gây nên sự phản cảm, làm ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái mà còn kiêng kị khi cá sẽ không được “vẫy vùng” để đưa ông Công ông Táo về trời.

Tinggalkan Balasan

Alamat email Anda tidak akan dipublikasikan. Ruas yang wajib ditandai *