Những điều cần biết khi trẻ con khóc

Tiếng khóc trẻ thơ hay được đề cập trong các bài văn thơ gợi nhiều kí ức vui vẻ, mong chờ, đầy hạnh phúc, nhưng trong thực tế đây lại là nguyên nhân khiến nhiều bà mẹ, ông bố lo lắng, stress, thậm chí trầm cảm. Đã có trường hợp mẹ làm con chết ngạt vì con khóc quá nhiều lại không có ai quan tâm và chia sẻ cùng những nỗi vất vả và cảm xúc tiêu cực và khó chịu. điều này làm cho người mẹ lâm vào trầm cảm và cảm thấy chán ghét con.
Một số bà mẹ ông bố có quan niệm bé khóc là một điều bất thường, đây là một quan niệm SAI LẦM cần thay đổi.

Trẻ em còn nhỏ chưa biết nói, thì tiếng khóc là ngôn ngữ để biểu thị những mong muốn, ý nghĩ của chúng, là cách duy nhất giúp chúng giao tiếp với thế giới bên ngoài, là cách để chúng biểu lộ nhu cầu và cảm xúc của chúng. Nên khóc là điều bình thường, mỗi ngày một trẻ sơ sinh khóc từ 1-3 tiếng đồng hồ.


Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường khóc vì các lý do sau:
1- Đói bụng: đây là nhu cầu cơ bản nhất của trẻ, là lý dó phổ biến nhất làm trẻ khóc. Nhưng cũng chính vì vậy mà làm cho nhiều bà mẹ cứ thấy con khóc là đè ra cho bú, bất kể là bé mới bú 1-2 tiếng trước, làm trẻ ăn nhiều hơn mức cần thiết, làm nặng hơn tình trạng trào ngược và gâɣ nôn ói. Trên thực tế nguyên nhân phổ biến nhất gâɣ nôn ói ở trẻ sơ sinh là cho chúng bú quá nhiều (overfeeding)
2- Nhõng nhẽo: trẻ cô đơn đòi được bế, thèm hơi ấm nên khi bế lên thì sẽ nín khóc. Vấn đề này lại đưa tới một vấn đề khác rất thường gặp ở người Việt Nam. Khi cha mẹ ông bà bồng bế quá nhiều lại đưa đến tình trạng bé “đeo” người lớn quá mức làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chính bé và người chăm sóc, khiến cả hai bên đều khổ sở. Làm cho các công việc bị trì trệ, phải thường xuyên chăm ẵm và bế trẻ dỗ cho chúng ngừng khóc.
3- Quá lạnh hay quá nóng: chúng ta thường hay sợ bé lạnh nên trùm 5-7 lớp cuối cùng làm bé nóng thậm chí đưa đến rôm sảy. Nhiệt độ phòng nên vừa phải sao cho chúng ta cảm thấy thoải mái, quần áo thì nên thoáng mát trừ khi đi ra ngoài khi trời lạnh.


4- Cảm giác khó chịu vì tã ướt, bụng đầy hơi: mấy bé đang bú sữa bột, mẹ pha sữa xong đừng cho bú liền hãy để 10-15 phút sau hãy cho bú, vì khi lắc lên trong sữa có những bọt khí li ti mà mắt thường không thấy được, bé nếu bú vào sẽ đầy hơi, dễ gây hệ chứng trào ngược.
5- Colic (hội chứng khóc đêm): điều này khiến cho rất nhiều bà mẹ cảm thấy rất mệt mà các bác sỹ cũng rất rầu, đủ để viết 1 bài.
6- Đau: đau bất cứ ở đâu, ví dụ như hội chứng garo
7- Hiện tượng co giật cơ khi ngủ làm bé giật mình và khóc
8- Bệnh: thường làm bé sốt, lừ đừ, bỏ bú, khó chịu, cái này là đi khám bs lẹ lẹ
9- Mọc răng.

Đây thường là các nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc bé khóc. Điều này không phải ông bố bà mẹ nào cũng biết. Có nhiều người còn mặc định bé đói nên mới khóc, chính vì điều đó và khiến cho bé hay gặp tình trạng không tốt đối với cơ thể.

Khi bé khóc làm ba mẹ hoảng sợ, bác sĩ thì bối rối, là lý do của rất nhiều bé tới khám. Tôi có 1 bệnh nhân 2 tháng hôm nay khám vì tuần trước khóc suốt 1 tiếng, bs cấp cứu không biết là gì, chẩn đoán là viêm tai giữa, cho kháng sinh (amox), bác sỹ nhi khám ngày hôm sau khám tai bình thường nên không nghĩ là bị như vậy, nhưng không ngưng kháng sinh, bé uống 3 ngày thì ói và tiêu chảy nên vào cấp cứu, được chụp XR, siêu âm tùm lum, cuối cùng ngưng kháng sinh vài ngày sau thì hết ói hết tiêu chảy. Hôm nay khám thì bình thường, không viêm tai giữa. Nói vậy để cho thấy vụ khóc này nó rắc rối như thế nào.


VẬY LÀM SAO KHI CON KHÓC?
– Thử xem con có đói không, có đòi bế không? Bế lên mà hết khóc thì nhõng nhẽo thôi
– Có lạnh hay nóng không?
– Tã có ướt không
– Có đau không? Tới lúc này là phải cởi hết sạch đồ quan sát từ đầu tới chân, kể cả bộ phận sinh dụç, xem có chỗ nào đỏ hay đau hay dị dạng gì không? Tay chân cử động bình thường không?…
– Có nhiều hơi trong bụng không? Có đánh rắm nhiều không?
– Có sốt không? Có con nhỏ chịu khó mua một cái nhiệt kế cho tốt. Tuyệt đối không mua loại đồ cổ bằng thuỷ tinh có thuỷ ngân, nó chính xác hơn có chút xíu mà dễ bể gâɣ tai nạɴ và ngộ độc thuỷ ngân. Sốt thì đi khám, nhất là trẻ dưới 3 tháng vì mấy đứa này dễ nhiễm trùng nặng.

– Có bú không? Cái này rất quan trọng. Con nít nhỏ chỉ có ăn và ngủ. Khóc đã là không ngủ, nếu không ăn nữa là có chuyện. Hễ nó vẫn bú tốt là an tâm, còn mà nó bỏ bú, lừ đừ thì khám bệnh ngay cho bé.
– Không có luật nào là khóc bao nhiêu tiếng thì đi khám. Theo ý tôi, nếu nó khóc chừng 4-5 tiếng liên tục mà không dỗ được thì nên đi khám. Ngoại trừ mấy đứa bị colic thì nó khóc dai dẳng tối ngày thì thôi không kể.
Bác sĩ gặp mấy đứa này thì phải chịu khó lột hết đồ khám kỹ từ đầu đến chân, dụ cho nó bú, dở chân dở tay coi có chỗ nào lạ không, khám tai coi có con gì chui vô không, đừng ẩu ẩu coi chừng sót thứ quan trọng.
Tôi từng gặp một ca gãɣ xương đùi do bao hành tới khám vì khóc hoài không nín, hên là không bỏ sót.
Con nít không nói chuyện, mà chỉ khóc, mỗi lần nó khóc hoài không nín là một bài toán khó.

Nguồn: Bác sĩ Hưng Trương.

Tinggalkan Balasan

Alamat email Anda tidak akan dipublikasikan. Ruas yang wajib ditandai *