Người Việt ở Nhật đi làm thêm: Có thể bị cấm quay lại vĩnh viễn

Người Việt ở Nhật đi làm thêm: Có thể bị cấm quay lại vĩnh viễn-1

Việc đi làm thêm cũng có những mặt lợi và hại mà mỗi người cần cân nhắc để đạt được mục đích to lớn nhất khi sang Nhật Bản.

Mới đây, một tài khoản TikTok có  đã chia sẻ câu chuyện của một người Việt ở Nhật Bản. Chỉ vì việc làm thêm mà có thể phải đánh đổi cả tương lai phía trước.

“Cái giá” cho nỗ lực kiếm tiền của cô gái người Việt ở Nhật

Đoạn video bắt đầu với câu hỏi: “Nếu bạn làm thêm quá giờ ở Nhật Bản thì chuyện gì sẽ xảy ra?”. 

Theo đó, chủ nhân của tài khoản đã chia sẻ về câu chuyện của một bạn du học sinh tên L. Mặc dù sang Nhật với mục đích là du học nhưng thay vì tập trung vào việc học tập, bạn L. lại quyết định đi làm thêm giờ để kiếm tiền.

Người Việt ở Nhật đi làm thêm: Có thể bị cấm quay lại vĩnh viễn-1
Du học sinh sang nước khác thường làm các công việc như phục vụ bàn, nhân viên bán hàng… để kiếm thêm thu nhập.

“Lúc mới sang Nhật, L. đã đi làm ở khắp mọi nơi vì thấy ở đâu tuyển là đều ứng tuyển cả. Mỗi ca, bạn nữ này sẽ phải làm việc ở một nơi khác nhau với tiêu chí tìm việc là gần nhà nhất, lương cao nhất nhằm gắn bó lâu dài. L. hoàn toàn không có thời gian cho việc học”, chủ nhân đoạn video cho biết.

Trên thực tế, đây không phải là trường hợp hiếm gặp. Nhiều bạn du học sinh khi sang nước ngoài cũng đều chọn làm thêm để phần nào đó phụ giúp cho gia đình, giảm bớt gánh nặng tài chính.

Bạn L. trong câu chuyện này cũng vậy, do hoàn cảnh gia đình tương đối khó khăn, L. mong muốn kiếm được thật nhiều tiền để gửi về nhà, phụ giúp bố mẹ lo tiền học cho em.

Tuy xuất phát từ mục đích tốt, nhưng đến cuối cùng kết quả lại không được như vậy. Không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập, việc làm thêm quá nhiều còn khiến cho các bạn học sinh cạn kiệt sức lực. 

Cô gái cho hay: “L đi làm suốt, thời gian ngủ còn chẳng có. Lúc mới sang Nhật, bạn ấy nặng 59kg mà bây giờ giảm còn 47kg, người gầy thấy thương lắm”.

Không những vậy, L. còn có nguy cơ phải đối mặt với án phạt đến từ xứ sở hoa anh đào. Chính phủ Nhật Bản đã quy định du học sinh không được phép làm thêm quá 28 giờ/tuần, trong khi theo lời kể, L. làm đến 50 giờ/tuần. 

Người Việt ở Nhật đi làm thêm: Có thể bị cấm quay lại vĩnh viễn-2

Chính việc làm thêm quá nhiều này có thể sẽ khiến bạn nữ này không gia hạn được visa, thậm chí là có khả năng không bao giờ được quay lại đất nước này theo diện du học sinh nữa vì đây được xem là hành động vi phạm pháp luật.

L. cũng chia sẻ rằng bạn ấy cũng cảm thấy rất hối hận vì việc làm của mình. Sau 2 năm sang Nhật Bản, L. không có bằng cấp, không có kiến thức và cũng không biết nếu phải trở về Việt Nam, cuộc sống tương lai sẽ ra sao.

Chủ nhân đoạn video cũng gửi lời nhắn nhủ tới các bạn du học sinh: “Dù cho gia đình có khó khăn thế nào thì mục đích chúng ta sang Nhật vẫn là để học, và gia đình đã vay rất nhiều tiền để lo cho chúng ta”. 

Du học không phải chỉ để kiếm tiền

Du học không còn là cụm từ xa lạ đối với các bạn trẻ bây giờ. Nếu vài năm trước, du học được xem là một điều gì đó xa xỉ và chỉ có con cái của những gia đình khá giả mới có thể được học tập tại nước ngoài thì hiện tại, việc du học không còn khó khăn như vậy.

Người Việt ở Nhật đi làm thêm: Có thể bị cấm quay lại vĩnh viễn-3

Nhiều trường đại học tại nước ngoài đã mở rộng chính sách ưu đãi hơn cho các du học sinh, cho phép học sinh từ mọi quốc gia có thể tham gia học tập với những điều kiện tốt nhất.

Vì thế mà nhiều học sinh chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện về học lực cùng các tiêu chí do trường đặt ra là đã có khả năng du học, đến khi sang được nước ngoài, họ có thể tìm kiếm các công việc làm thêm để chu cấp cho các nhu cầu hằng ngày cũng như học phí.

Từ bài học của bạn nữ trong câu chuyện trên, các bạn hiện đang là du học sinh hoặc có mong muốn trở thành du học sinh có lẽ đã rút ra bài học cho riêng mình. Cần phải chuẩn bị sẵn sàng về cả vật chất và tinh thần để đảm bảo việc học đạt được hiệu quả tốt nhất.

Người Việt ở Nhật đi làm thêm: Có thể bị cấm quay lại vĩnh viễn-4Yolo

MC Thu Uyên: Từng du học Nga, thạo nhiều ngoại ngữ

Theo Pháp luật và Bạn đọc

Tinggalkan Balasan

Alamat email Anda tidak akan dipublikasikan. Ruas yang wajib ditandai *