Các bậc cha mẹ luôn muốn con mình sở hữu một cân nặng ổn định, Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân là thắc mắc của rất nhiều cha mẹ, liệu có phải trẻ đang bị một chứng bệnh nào đó hay đơn giản chỉ là trẻ kém hấp thu, cũng tìm hiểu lý do để giải quyết vấn đề nào.
1. Nhiều nhưng không đủ
Trẻ 6-24 tháng tuổi, kích thước dạ dày của vẫn còn nhỏ, chưa thể tiêu hóa lượng lớn trong mỗi bữa nên cần thiết kế số bữa ăn và số lượng mỗi bữa tăng dần theo tháng tuổi để phù hợp với dung tích dạ dày của trẻ và đáp ứng nhu cầu.

Ví dụ: trẻ 6-8 tháng tuổi nên ăn bổ sung 2 bữa/ngày, mỗi bữa 100 – 150ml; trẻ từ 9 – 11 tháng tuổi: 3 bữa/ngày, mỗi bữa 200ml; trẻ từ 12 – 24 tháng tuổi: 3 bữa/ngày, mỗi bữa 250ml. Bữa ăn chính thường là bột, cháo, súp nấu đặc và đa dạng thực phẩm đủ 4 nhóm thức ăn. Nhu cầu về sữa cũng thay đổi tuỳ độ tuổi và lượng ăn được.

Mẹ cho rằng con ăn nhiều, nhưng thực tế chưa đủ về lượng cần thiết trong từng bữa ăn, hoặc ăn không đủ số bữa trong một ngày.
2. Ăn nhiều nhưng kém hấp thu.
Việc bổ sung thêm men vi sinh chứa các lợi khuẩn probiotic và các chất xơ tự nhiên preobitic sẽ giúp cân bằng môi trường lợi khuẩn trong cơ thể trẻ, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.

Đây là trường hợp xảy ra khá phổ biến ở trẻ dùng nhiều kháng sinh điều trị bệnh (viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản…) Kháng sinh không những tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh còn tiêu diệt luôn cả những lợi khuẩn trong đường ruột của bé từ đó khiến bé biếng ăn, kém hấp thụ, kém tiêu hóa.
3. Trẻ vận động quá nhiều

Khi trẻ ăn nhiều và trẻ không tăng cân, hãy quan sát con có vận động nhiều trong ngày không. Nếu đúng, thì nên yên tâm thay vì lo lắng. Vì cơ thể của trẻ đang rất khỏe mạnh và không hề phát sinh bệnh lí gì. Trẻ ốm vặt, thường xuyên phải sử dụng kháng sinh: Sử dụng kháng sinh nhiều khiến đường ruột của trẻ bị rối loạn hệ vi sinh, dẫn đến kém hấp thu.