Lăng Ông Bà Chiểu – ngôi đền cổ nhất Sài Gòn

Sài Gòn là nơi tập trung rất nhiều công trình kiến trúc độc đáo từ cổ xưa cho đến hiện đại. Nếu Landmak 81 là đại diện cho công trình hiện đại và đồ sộ thì Lăng Ông Bà Chiểu chính là đại diện cho công trình kiến trúc cổ nhất Sài Gòn.

Lịch sử hình thành của Lăng Ông Bà Chiểu

Tọa lạc tại số 1 đường Vũ Tùng, phường 3, quận Bình Thạnh, TP HCM. Lăng Ông Bà Chiểu với lịch sử hình thành hơn 200 năm là công trình kiến trúc cổ nhất ẩn mình giữa lòng Sài Gòn hiện đại và nhộn nhịp. Đây là lăng thờ Tả quân Lê Văn Duyệt (1764 – 1832) – vị tướng Tổng trấn thành Gia Định xưa.

Tên chính xác của lăng là Thượng Công miếu, được ghi bằng chữ Hán ở cổng Tam quan. Cái tên Lăng Ông Bà Chiểu xuất hiện do Lăng nằm ngay cạnh chợ Bà Chiểu lâu dần người ta đã ghép chữ Lăng Ông ở chợ Bà Chiểu thành Lăng Ông Bà Chiểu.

Lăng Ông Bà Chiểu - ngôi đền cổ nhất Sài Gòn
Ảnh: Internet

Bên trong lăng là khu đền và ngôi mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt và vợ là bà Đỗ Thị Phận. Ông là một vị tướng và quân sư tài ba có công rất lớn với truyền Nguyễn. Phục vụ dưới 2 đời vua là vua Gia Long và vua Minh Mạng.

Tuy nhiên dưới thời vua Minh Mạng năm 1865 đã xảy ra vụ biến loạn thành Phiên An. Lê Văn Duyệt đã bị buộc tội “che chở quân phỉ đảng, để gây nên bạo loạn”. Khi này ông đã mất vua Minh Mạng đã ra lệnh san bằng mộ ông, dựng bia đá khắc 8 chữ ” Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xử” (Chỗ tên hoạn quan Lê Văn Duyệt chịu tội). Mãi đến đời vua Thiệu Trị (1841) ông mới được giải oan. Trụ đá đã được dẹp bỏ, mộ của ông củng được xây sửa và đắp cao lên.

Lăng Ông Bà Chiểu - ngôi đền cổ nhất Sài Gòn
Ảnh: Internet

Lịch sử Lăng Ông Bà Chiểu bắt đầu từ năm 1848, lúc này khu lăng mộ đã gần hoàn thiện. Năm 1914 hội Thượng Công Quý Tế được thành lập. Lễ cúng tế tại Lăng Ông Bà Chiểu được tổ chức hàng năm. Ngày 8/12/1989, Bộ Văn hóa công nhận Lăng Ông Bà Chiểu là di tích Lịch sư Văn hóa cấp quốc gia.

Kiến trúc

Với diện tích 18.500 m2 khu vực Lăng Ông Bà Chiểu khu Lăng có những bức tường cao bao bọc dài 500m, cao 1.2 m được trổ 4 cổng ra vào theo 4 hướng tương ứng với 4 con đường. Phía cổng còn có hàng đại tự nổi Thượng Công Miếu được đặt ở hướng Nam.

Nhà bia

Với tường gạch, mái lợp ngói âm dương nhà bia được xây dựng như một khu điện nhỏ. Bên trong vó tấm bia đá khắc văn bia chữ Hán đề “Lê công miếu bia”. Do kinh lược sử Hoàng Cao Khải viết năm Giáp Ngọ. Nội dung văn bia ca tụng công đức Lê Văn Duyệt đối với triều đình và nhân dân.

Lăng Ông Bà Chiểu - ngôi đền cổ nhất Sài Gòn
Ảnh: Internet

Lăng mộ

Khu lăng mộ được xây bằng một loại vữa hợp chất. Đây là lăng mộ song tán chôn cất Tả quân Lê Văn Duyệt và vợ là bà Đỗ Thị Phẫn. Hai ngôi mộ có cấu tạo giống nhau và được đặt song song nhau. Theo các nhà khảo cổ học mộ này còn được gọi là mộ quy vì ngôi mộ có hình dáng như một con rùa đang nằm.

Trước mộ có một khoảng sân nhỏ để làm lễ. Bao quanh mộ là bức tường bằng đá ong dày hình chữ nhật thông ra tận sân đốt nhang đèn. Bên cạnh đó tại đây còn có hai khu mộ nhỏ của hai cô hầu.

Lăng Ông Bà Chiểu - ngôi đền cổ nhất Sài Gòn
Ảnh: Internet

Miếu thờ

Cách khu Lăng mộ một khoảng sân dài là khu vực Thượng công linh miếu” nơi diễn ra các hoạt động tín ngưỡng của nhân dân trong việc thờ cúng Tả quân Lê Văn Duyệt. Bao gồm tiền điện, trung điện và chính điện. Mỗi gian cách nhau một khoảng sân lộ thiên. Đối xứng hai bên trục nhà chính là dãy Đông lang và Tây lang.

Công trình mang đậm lối kiến trúc miếu thờ thời Nguyễn với màu vàng và đỏ là chủ đạo. Những mái “trùng thiềm điệp ốc” và kỹ thuật kết nối khung nhà bằng các lỗ mộng. Nhờ vào kỹ thuật chạm khắc gỗ, chạm khắc đá, khảm sành sứ mà nơi thờ cúng này vẫn còn giữ được vẻ đẹp cổ kín cho đến ngày nay.

Lăng Ông Bà Chiểu - ngôi đền cổ nhất Sài Gòn
Ảnh: Internet

Các lễ hội và hoạt động tín ngưỡng tại Lăng Ông Bà Chiểu

Hàng năm vào ngày 29, 30 tháng 7; mồng 1, 2 tháng 8 âm lịch nơi đây tổ chức lễ giỗ Lê Văn Duyệt thu hút rất nhiều người dân và khách thập hương. Mọi người thường đến đây để cầu bình an, sức khỏe, tình duyên cho gia đình mình.

Ngoài ra tại đây còn có hoạt động xin xăm phổ biến ở nước ta. Trong khi xin xăm Quan Âm và xin xắm Quán Thánh thiên về tài lộc thì xin xăm Tả quân Lê Văn Duyệt là xin về sức khỏe, bệnh tật nên còn gọi là xin xăm thuốc.

Tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *