Đầu tư FARMSTAY xu hướng và rủi ro

Slogan “bỏ phố về vườn” đang là xu hướng mua đất nông nghiệp làm nhà vườn, farmstay chủ yếu do cá nhân hoặc hộ gia đình thực hiện. Bên cạnh tiềm năng, farmstay ẩn chứa nhiều yếu tố rủi ro vì thiếu khung pháp lý và hình thức vận hành.

Farmstay – tại Di Linh Lâm Đồng

Chia sẻ quan điểm trong tọa đàm “Bất động sản thời kỳ mới: Đầu tư vào đâu?”, ông Trần Khánh Quang – Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa, một chuyên gia lâu năm trên thị trường cho biết, trong những năm vừa qua, bất động sản nghỉ dưỡng đều tập trung chủ yếu vào các khu vực như Đà Nẵng, Phú Quốc, Nha Trang, trong khi Đà Lạt, Bà Rịa – Vũng Tàu hay Đồng Nai đang bị bỏ rơi.

Theo vị chuyên gia này, chúng ta không phải ai cũng biết làm nông nghiệp, đừng nghĩ mua đất là có thể trồng được cây, làm được vườn. Việc chăm sóc từng loại cây đều cần kỹ thuật, chưa kể đến việc không quen với môi trường sống dân dã tại nông thôn.

Về mặt pháp lý, không phải cứ có đất là xây được nhà. Nếu như người dân nông thôn đã sinh sống ở đó từ lâu, họ xây một căn nhà nhỏ thì có thể được chấp nhận, nhưng với người từ thành phố về, nếu không phải đất thổ cư thì chính quyền sẽ không cho phép xây dựng. Do đó, phải mua đất đã được chuyển đổi sang thổ cư.

Kiến trúc homestay thịnh hành hiện nay.

Đồng thời, khi làm nhà vườn hay homestay nên lưu ý chọn khu vực có mật độ dân cư cao.“Nếu mua không đúng vùng, nhiều khi tối không dám ngủ một mình”, ông nói đùa. Ngoài ra, vị trí miếng đất phải gần trục đường giao thông.

Về mặt quản lý, nhà vườn hay farmstay đều cần đầu tư nguồn tài chính và công sức chăm sóc, duy trì không hề nhỏ. Ví dụ, sau khi mua mảnh đất hết 1 tỷ đồng, nhà đầu tư tiếp tục phải chi tiền cải tạo khoảng 200 – 300 triệu đồng, xây thêm nhà mất 400 – 500 triệu đồng, chưa kể hàng tháng phải bỏ ra tiền chăm sóc khoảng 10 triệu đồng.

Một điểm khác mà nhà đầu tư nên lưu tâm đó là tiềm năng phát triển của khu vực đó. Trong tương lai, khu vực này có phát triển thành khu dân cư hoặc khu nghỉ dưỡng hay không? Nếu mua một lô đất trong rừng mà 10 năm tới nó vẫn là rừng hoặc thuộc diện bị nhà nước thu hồi thì tiền đầu tư của chúng ta sẽ trở nên vô ích.

Theo ông Vũ Tiến Hưng – Phó Giám đốc CTCP Đầu tư Phúc Long PNJ cho biết

Là một loại hình khá mới ở Việt Nam, farmstay hầu như chưa có một khung pháp lý nào cho sự hoạt động, chưa được kiểm nghiệm về cách thức vận hành, tỷ suất sinh lời. Điều này vô hình chung khiến việc đầu tư vào farmstay có sự mạo hiểm và rủi ro nhất định. Vì thiếu khung pháp lý nên nhiều dự án farmstay đang phát triển manh mún, lợi dụng bẫy lợi nhuận để thu hút nhà đầu tư. Đa phần các dự án farmstay hiện nay được thực hiện trên đất nông – lâm nghiệp, nên rất khó khăn để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi nhà đầu tư mua thường không có sổ đỏ, mà chỉ có hợp đồng và cam kết thời hạn làm được sổ đỏ.

Các chuyên gia cho rằng nhà đầu tư nên xác định rõ mục đích của mình là gì, chủ yếu để gia đình nghỉ dưỡng hay cho thuê, mục tiêu lợi suất là bao nhiêu, từ đó đưa ra quyết định “rót tiền” vào loại hình bất động sản phù hợp.

Tinggalkan Balasan

Alamat email Anda tidak akan dipublikasikan. Ruas yang wajib ditandai *