Chuyên gia dự báo tăng trưởng GDP quý III có thể âm

Lĩnh vực sản xuất – động lực tăng trưởng chính – bị ảnh hưởng nặng vì dịch. Khiến GDP quý III được dự báo giảm 2% so với cùng kỳ.

Dự báo này được Tiến sĩ Cấn Văn Lực – chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV) nêu tại toạ đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế xã hội do Văn phòng Quốc hội phối hợp với Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức, ngày 27/9.

Theo ông Lực, do ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh, giãn cách xã hội tại loạt tỉnh, thành. Nên tăng trưởng quý III có thể âm 2% so với cùng kỳ năm 2020. Nếu GDP quý III âm thì đây là lần đầu tiên từ năm 2000 đến nay, tăng trưởng trong một quý ghi nhận âm.

Ông Lực cũng cho biết dự báo này được đưa ra dựa trên phân tích số liệu. Đánh giá 3 trụ cột chính trong tính GDP. Gồm lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Lĩnh vực giảm sâu nhất vẫn là dịch vụ, đặc biệt là du lịch, lưu trú, nhà hàng, bán lẻ. Từ đầu năm đến nay lĩnh vực dịch vụ giảm 4,7%. Dự báo quý III có thể giảm trên 10%.

Lĩnh vực công nghiệp – dịch vụ duy trì mức tăng dương nhưng cũng chịu tác động nặng nề

Trong khi đó, lĩnh vực công nghiệp – dịch vụ duy trì mức tăng dương. Nhưng cũng chịu tác động nặng nề từ dịch bệnh và các đợt giãn cách xã hội. Công nghiệp, động lực lớn của nền kinh tế, tháng 7 gần như không có tăng trưởng. Bắt đầu giảm mạnh vào tháng 8. Điều này cho thấy, động lực trụ cột của nền kinh tế đang suy giảm. Cần giải pháp cấp bách để vực dậy.

Nếu nhìn vào cụ thể các ngành công nghiệp thì hầu như tất cả lĩnh vực sản xuất công nghiệp chế tạo, chế biến của Việt Nam đều tăng trưởng âm. Ví dụ giày dép – 28%, độ uống – 23%…

“GDP quý III có thể âm cho thấy đây là quý khó khăn nhất của nền kinh tế. Nhưng chúng ta phải chấp nhận. Dịch bệnh phức tạp, các biện pháp phong toả, giãn cách xã hội quyết liệt tại 25 tỉnh, thành phố trong đó gồm cả hai đầu tàu kinh tế lớn cả nước là Hà Nội, TP HCM… đã ảnh hưởng, tác động trực diện tới các ngành sản xuất, dịch vụ. Khiến mức tăng trưởng âm”, ông Lực nói.

Chuyên gia dự báo tăng trưởng GDP quý III có thể âm
Tiến sĩ Cấn Văn Lực – chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV. Nguồn: VN Express

Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường chính sách công và quản lý Fulbright cũng cho rằng tác động của đợt dịch lần thứ 4 tới tốc độ tăng trưởng rất rõ ràng, và tăng trưởng quý III “chắc chắn sẽ tương đối thấp”.

Ông Tự Anh phân tích, với doanh số bán lẻ, nếu như mức giảm tháng 5 và 6 tương đối thấp thì tháng 7 mức giảm khoảng 20% và tháng 8 là 33%. Điều này cho thấy tình trạng kinh tế quý III và các quý tới sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nhìn vào hoạt động của các doanh nghiệp thì thấy một bức tranh tương tự

Tạm dừng hoạt động, giải thể, lao động không tìm được việc làm rất nghiêm trọng.”Một điều thú vị, theo ông Tự Anh, là đến thời điểm này, theo số liệu của tổng cục thống kê, mức độ thất nghiệp còn rất thấp, chỉ khoảng 2,6%.

“Nếu chúng ta không mở cửa bán tự động nền kinh tế cho phép giao thương và đi lại. Nguy cơ nền kinh tế bị đứt gãy, sụp đổ là rất lớn”, ông Tự Anh nói.

Dù vậy, bức tranh kinh tế trong quý cuối năm lại được đánh giá “bật tăng nhanh trở lại”. Do lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đầu tư và tiêu dùng lâu nay bị kìm nén sẽ tăng trưởng tốt. Khi nền kinh tế được mở cửa trở lại. Ông Cấn Văn Lực lưu ý, mức tăng trở lại của GDP quý IV phụ thuộc vào kiểm soát dịch bệnh, đẩy nhanh tiêm vaccine. Cũng như cho phép mở cửa nền kinh tế và việc chống dịch. Theo mô hình mới thực thi hiệu quả ra sao.

Khả năng GDP cả năm nay tăng 3,5-4%. Theo dự báo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư là “hoàn toàn đạt được”, theo ông Cấn Văn Lực. Theo tính toán tăng trưởng năm 2021 muốn tăng 3,5% thì GDP quý IV phải tăng gần 5%; còn GDP cả năm muốn tăng 4% thì tăng trưởng quý IV phải khoảng 6%.

Về lạm phát, dự báo năm 2021 tăng khoảng 2,5-2,7%. Trong bối cảnh áp lực lạm phát thế giới tăng nhanh

Lý do lạm phát năm nay thấp là do sức cầu hiện rất yếu và vòng quay tiền rất chậm. Khoảng 0,65 lần so với thời kỳ cao điểm là 2 lần.

Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh cho rằng năm 2021, động lực đầu tư công không còn. Tăng trưởng phụ thuộc lớn vào động lực xuất khẩu nhưng cũng đang suy giảm. Điều đó có nghĩa nền kinh tế đang rơi vào trạng thái xấu một cách bất thường. Đòi hỏi biện pháp mạnh mẽ mới có thể khôi phục.

Để phục hồi kinh tế, sản xuất, Tiến sĩ Võ Trí Thành, Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương nêu 3 vấn đề lớn Chính phủ cần lưu ý, là cần có khung, hướng dẫn mô hình phòng chống dịch Covid-19; lao động gắn với sự dịch chuyển và dòng tiền, tài chính.

Cần phải bắt nhịp được đà phục hồi cũng như bắt nhịp xu thế lớn của thế giới

Về các gói hỗ trợ cho chương trình phục hồi 2 năm tới, ông Thành cho rằng cần phải bắt nhịp được đà phục hồi với các nước xung quanh khu vực, các đối tác chiến lược của Việt Nam, cũng như bắt nhịp xu thế lớn của thế giới như tiêu dùng, lối sống, cuộc cách mạng công nghệ, năng lượng gắn với quản trị rủi ro.

Như vậy, chương trình phục hồi phải bao gồm cải cách thể chế, môi trường kinh doanh, đầu tư, hạ tầng, hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo, lao động, chuyển đổi số, nâng cao kỹ năng… “Chính phủ và Quốc hội đưa ra Nghị quyết thì cố gắng đưa ra giải pháp. Thay vì phân cấp việc đưa ra giải pháp cho các bộ, ngành theo thời hạn như hiện nay”, ông Thành khuyến nghị.

Còn lao động, chuyên gia này cho rằng đây là vấn đề “đại sự” cho cả trước mắt và lâu dài Chính phủ cần ưu tiên. “Ngay với đầu tàu kinh tế lớn là TP HCM thì dịch chuyển lao động, trạng thái lao động… cũng phải mất khoảng 2 năm mới quay lại được nguồn lao động như khi trước dịch”, ông nói.

Nguồn: VN Express

Tinggalkan Balasan

Alamat email Anda tidak akan dipublikasikan. Ruas yang wajib ditandai *