Chiến dịch quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp khi không dựa vào nền tảng Facebook

Facebook được xem là người tiên phong trong xu hướng sử dụng mạng xã hội cũng như đi đầu trong xu hướng sử dụng mạng xã hội để quảng cáo. Nhưng gần đây đã có hơn 100 nhãn hàng lớn tuyên bố rút khỏi Facebook. Câu hỏi mà chúng ta đặt ra là “Nếu họ không sử dụng Facebook thì bằng cách nào để tiếp cận được với khách hàng để quảng bá thương hiệu”

Coca Cola – tạo chiến dịch marketing hướng tới cộng đồng

CocaCola nổi tiếng với những chiến dịch marketing làm nức lòng người tiêu dùng như The Coca Cola Happiness Machine, Coke Zone, Tweet Your Christmas Wish… lấy khách hàng làm trung tâm, xây dựng lòng tin trong cộng đồng. Gần đây nhất là hành động tạm dừng các hoạt động quảng cáo của Coca Cola Việt Nam để tập trung nguồn lực hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Điển hình, trong chiến dịch Coke Zone, Coca Cola phủ sóng thương hiệu của mình bằng hàng loạt chương trình trên tivi và treo các billboard quảng cáo, kết hợp hoạt động Email/SMS thông báo giải thưởng và các chương trình khuyến mại đi kèm. Kết quả, trong 2 tháng diễn ra chiến dịch, Coke Zone nhận được lượng truy cập lớn, thời gian người dùng lưu lại trung bình trên website là 9 phút, tỷ lệ mở email về newsletter chiếm 29%, CTR 6%. Còn đối với các chương trình khuyến mại, tỷ lệ mở email chiếm 49%, CTR chiếm 71%.

Rõ ràng, nếu không quảng cáo trên Facebook, Coca Cola vẫn đủ sức để tiếp cận người tiêu dùng bằng các cách thức khác nhau.

Starbucks – chuyển đổi số để nâng tầm trải nghiệm khách hàng

Với Starbucks, thành công của thương hiệu không chịu sự phụ thuộc vào quảng cáo mà đến từ hoạt động nâng tầm trải nghiệm khách hàng nhờ chuyển đổi số thành công.

Digital Flywheel được ra mắt với chính sách đãi ngộ hấp dẫn, cá nhân hóa liên lạc với khách hàng, tính năng thanh toán dễ dàng và nâng cao trải nghiệm đặt hàng thuận tiện và nhanh chóng. Trong đó, việc cá nhân hóa liên lạc với khách hàng (personalization) dường như giúp Starbucks tạo được bước tiến vượt bậc, trở thành thương hiệu đồ uống được nhiều người yêu thích.

Personalization ở đây không chỉ là gọi tên được khách hàng mà còn là nắm bắt được thêm thông tin về insight khách hàng dựa trên lịch sử mua hàng của họ trên ứng dụng.

Như vậy, nếu không quảng cáo trên Facebook, Starbucks hoàn toàn có thể sống tốt nhờ các kênh truyền thông đã được xây dựng sẵn có với khách hàng. Tập trung khai thác khách hàng cũ thay vì quảng cáo để tìm kiếm khách hàng mới có thể là cách làm thông minh nhất, làm nên thành công của Starbucks như ngày hôm nay.

30 Shine – Phát triển thương hiệu qua website và ứng dụng

Bên cạnh việc sử dụng KOLs, đi bài PR đến các báo để truyền thông đến đông đảo người tiêu dùng, cốt lõi trong sự thành công của 30 Shine chính là việc phát triển thương hiệu qua website và ứng dụng.

Khách hàng có thể chủ động trong việc đặt lịch cắt tóc, tiết kiệm thời gian chờ đợi – một trải nghiệm không mấy vui vẻ tại các tiệm cắt tóc truyền thống. Thu thập dữ liệu data và phân tích còn giúp 30 Shine tạo bước đột phá mới trong việc quản lý và đưa ra quyết định marketing.

Người quản lý có thể biết được thời gian nào đông khách, thời gian nào vắng khách để chia nhỏ tập khách hàng, có chương trình khuyến mại phù hợp với từng khung giờ, từng đối tượng, điều phối nhân sự giữa các cửa hàng tránh việc lãng phí nguồn nhân lực mà vẫn đem lại trải nghiệm tốt nhất đến với khách hàng.

Còn doanh nghiệp của bạn sẽ làm gì để quảng bá thương hiệu một cách bền vững?

Nếu chưa thể sáng tạo những chiến dịch cho riêng mình, hãy học tập các ông lớn như Coca Cola, sử dụng email marketing để truyền thông đến khách hàng. Hoặc ít nhất phải bắt tay chuyển đổi số như Starbucks, xây dựng website như 30 Shine, tiến hành thu thập và khai thác data dữ liệu khách hàng để phân tích, đưa ra các quyết định và chương trình khuyến mại phù hợp giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi, remarketing với chi phí thấp.

Như vậy, ngoài quảng cáo trên Facebook, doanh nghiệp vẫn còn rất nhiều cách để tiếp cận với người tiêu dùng, quảng bá thương hiệu một cách bền vững.

Sự nhanh nhạy trong công nghệ, nắm bắt xu hướng marketing của thị trường, chú trọng cải thiện sản phẩm và đặt trải nghiệm của khách hàng làm trung tâm chính là những yếu tố mấu chốt để doanh nghiệp đứng vững trước sự biến động không ngừng của thị trường.

Tinggalkan Balasan

Alamat email Anda tidak akan dipublikasikan. Ruas yang wajib ditandai *