Các mô hình xây dựng thương hiệu. Tại sao phải xây dựng thương hiệu?

Một mô hình xây dựng thương hiệu tốt sẽ đem lại sức hút lớn cho nhiều công ty, doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp thường lựa chọn cách làm này để tiết kiệm được nhiều chi phí marketing. Bên cạnh đó điều này cũng giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ những nhu cầu và điều kiện đặt ra cho thương hiệu của công ty mình.

Các mô hình xây dựng thương hiệụ?

Mô hình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu của Aaker – Brand Identity Planning Model (BIPM)

Đây là mô hình nổi tiếng nhất về nhận diện thương hiệu. Aaker là chuyên gia thương hiệu tại Mỹ. Giáo sư nổi tiếng tại nhiều trường đại học lớn với rất nhiều mô hình nghiên cứu chuyên sâu về thương hiệu.

Năm 1996, David Aaker đã công bố nghiên cứu về mô hình Nhận diện thương hiệu . Mục tiêu của mô hình được Aaker cho rằng: Nhằm mục đích giúp các chuyên gia thương hiệu, và các chủ doanh nghiệp. Hiểu rõ các yếu tố khác nhau của thương hiệu, từ 

Các mô hình xây dựng thương hiệu. Tại sao phải xây dựng thương hiệu?

Mô hình cộng hưởng thương hiệu của Keller (Brand Resonance Model – Brand Resonance Pyramid)

Mô hình Brand Equity của Keller còn được biết đến dưới tên gọi Mô hình Customer-Based Brand Equity (CBBE). Kevin Lane Keller là giáo sư marketing tại trường Tuck của Trường kinh doanh Dartmouth. Ông đã phát triển mô hình này và công bố nó trong cuốn sách “Quản trị thương hiệu chiến lược” của ông.

Ý tưởng đằng sau Mô hình Brand Equity rất đơn giản: Để xây dựng một thương hiệu mạnh, bạn phải điều hướng cách khách hàng nghĩ và cảm nhận về sản phẩm của bạn. Bạn phải xây dựng loại trải nghiệm phù hợp xung quanh thương hiệu của mình. Để khách hàng có những suy nghĩ, cảm xúc, niềm tin, quan điểm cụ thể và tích cực về nó.

Khi bạn có một thương hiệu mạnh, khách hàng sẽ mua hàng nhiều hơn. Họ sẽ khuyên người khác sử dụng sản phẩm của bạn. Họ sẽ trung thành hơn, và giảm nguy cơ mất khách hàng về tay đối thủ.

Các mô hình xây dựng thương hiệu. Tại sao phải xây dựng thương hiệu?

Mô hình xây dựng thương hiệu 4D của Gad (4D Branding model – The Brand Code)

Khi nghiên cứu những nhân tố khác nhau làm nên thành công cho các thương hiệu, Thomas Gad (2001) nhận thấy rằng nhận thức thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng luôn luôn rơi vào bốn phạm trù (bốn chiều) khác nhau. Ông gọi đấy là 4 “Dimensions” – là cơ sở cho mô hình xây dựng thương hiệu 4D. Bốn phạm trù này bao gồm: tâm linh (spiritual), chức năng (functional), xã hội (social) và tinh thần (mental). Kết hợp thành Không gian thương hiệu trong tâm trí (Brand Mind Space).

Bốn phạm trù này cung cấp nền tảng cơ sở để tìm hiểu bản chất cũng như tiềm năng trong tương lai cho một thương hiệu. Không gian thương hiệu trong tâm trí biểu hiện thương hiệu ở cả bốn chiều (dimendions). Mỗi khách hàng hoặc nhóm khách hàng sẽ có không gian thương hiệu riêng. Khác với các cá nhân hay nhóm khách hàng khác. Trên thực tế, nó là bất khả thi để thương hiệu đáp ứng tất cả các khách hàng. Thay vì cố gắng định nghĩa thương hiệu, Gad (2001) đề xuất một Bộ mã hóa thương hiệu (The brand code) để xây dựng và định vị thương hiệu trong tương lai.

Tại sao phải xây dựng thương hiệu?

Thương hiệu thể hiện đẳng cấp, niềm tin cũng như lợi thế của doanh nghiệp trong thị trường đầy cạnh tranh. Xây dựng thương hiệu chính là tạo dựng uy tín của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng.

Các mô hình xây dựng thương hiệu. Tại sao phải xây dựng thương hiệu?

Thông qua thương hiệu người tiêu dùng tin tưởng hơn, yên tâm hơn. Và có mong muốn được lựa chọn và tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Một thương hiệu thành công, được người tiêu dùng biết đến và mến mộ. Mang lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Giá trị của một thương hiệu là triển vọng lợi nhuận mà thương hiệu đó mang lại cho doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai.

Bên cạnh đó, khi đã có được thương hiệu nổi tiếng, các nhà đầu tư cũng không e ngại khi đầu tư vào doanh nghiệp; bạn hàng của doanh nghiệp cũng sẽ sẵn sàng hợp tác kinh doanh, cung cấp nguyên liệu và hàng hoá cho doanh nghiệp. Thương hiệu luôn là tài sản vô hình và có giá của doanh nghiệp. Chính những điều đó đã thôi thúc các doanh nghiệp Việt Nam, ngay cả đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong xây dựng và phát triển thương hiệu.

Tổng hợp

Tinggalkan Balasan

Alamat email Anda tidak akan dipublikasikan. Ruas yang wajib ditandai *