Xuất khẩu cao su tăng vọt 4 tháng đầu năm

Xuất khẩu cao su tăng vọt 4 tháng đầu năm 2021 đạt 486.000 tấn và 817 triệu USD. Tăng 79,6% về khối lượng và tăng 111,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Xuất khẩu cao su tăng vọt 4 tháng đầu năm
Xuất khẩu cao su tăng vọt
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).

Khối lượng cao su xuất khẩu tháng 4/2021 ước đạt 80.000 tấn. Với giá trị 143 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cao su 4 tháng đầu năm 2021 đạt 486.000 tấn và 817 triệu USD. Tăng 79,6% về khối lượng và tăng 111,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Hiện nay Trung Quốc, Ấn Độ và Hoa Kỳ là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2021. Chiếm thị phần lần lượt là 64,2%, 5,1% và 2,7%.

Trong 3 tháng đầu năm 2021, giá trị xuất khẩu cao su tăng ở tất cả các thị trường chính. Giá cao su xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm 2021 đạt 1.660 USD/tấn. Trung bình tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Xuất khẩu cao su tăng vọt 4 tháng đầu năm
Nguồn cung cao su toàn cầu bị ảnh hưởng do tình trạng thiếu container vận chuyển

Ở chiều ngược lại, khối lượng nhập khẩu cao su trong tháng 4/2021 ước đạt 90.000 tấn. Với giá trị đạt 158,5 triệu USD, đưa tổng khối lượng. Và giá trị cao su nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2021 đạt 594.900 tấn và 849,5 triệu USD. Tăng 144,4% về khối lượng và tăng 126,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Campuchia (chiếm 44,1% thị phần), Hàn Quốc (9,5%), Trung Quốc (7,4%) là ba thị trường cung cấp cao su chính cho Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2021. So với cùng kỳ năm 2020, giá trị nhập khẩu cao su từ Campuchia tăng 11 lần, Hàn Quốc tăng 22,4% và Trung Quốc tăng 130,2%.

Tại thị trường trong nước, giá mủ cao su thiên nhiên dạng nước tại Đồng Nai tháng 4/2021 tăng nhẹ. Từ mức 9.500 đồng/kg lên 10.500 đồng/kg. Giá mủ cao su ở Đông Nam Bộ được các thương lái thu mua giao động quanh mức 315 – 325 đồng/độ mủ. Giá mủ SVR trong nước từ Tết Nguyên đán đến nay không có biến động lớn.

Nhìn nhận về diễn biến thị trường, Bộ NN&PTNT cho rằn. Bên cạnh việc đóng cửa nhà máy do đại dịch và tình trạng thiếu chip. Ngành công nghiệp sản xuất ô tô toàn cầu còn phải đối mặt với tình trạng cạn kiệt nguồn cung cao su.

Việc thiếu cao su đe dọa hoạt động sản xuất ô tô trong khi nhu cầu phục hồi. Vấn đề về cao su có thể gây khó khăn đặc biệt bởi cây cao su cần 7 năm để trưởng thành. Khiến việc phục hồi của chuỗi cung ứng khó trở lại bình thường trong thời gian ngắn.

Nguồn cung cao su toàn cầu bị ảnh hưởng còn do tình trạng thiếu container vận chuyển. Việc Trung Quốc tăng cường dự trữ và dịch bệnh hoành hành. Cũng ảnh hưởng đến sản lượng cao su cung cấp ra thị trường.

Từ những diễn biến trên, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn trung hạn từ năm 2021-2024. Giá cao su thế giới có thể sẽ bước vào chu kỳ tăng giá mới do nguồn cung cao su đang giảm dần.

Thị trường cao su thế giới ngày 11/5, tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM). Giá cao su giao kỳ hạn tháng 5/2021 ghi nhận mức 261.,2 Yen/kg, tăng 3,2 Yen so với phiên giao dịch trước đó.

Kỳ hạn tháng 6/2021 trên sàn Osaka giao dịch ở mức 261,1 Yen/kg, tăng 3,1 Yen so với giao dịch trước đó; kỳ hạn tháng 8/2021 đạt mức 260 Yen/kg, tăng 2,8 Yen so với phiên giao dịch trước đó.

Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE). Giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 5/2021 ghi nhận mức 14.275 Nhân dân tệ/tấn. Tăng 50 Nhân dân tệ so với phiên giao dịch trước đó.

Kỳ hạn tháng 6/2021 ở mức 14.400 Nhân dân tệ/tấn, tăng 120 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó. Kỳ hạn tháng 8/2021 ở mức 14.585 Nhân dân tệ/tấn. Tăng 120 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, 4 tháng đầu năm nay, điểm sáng nhất trong bức tranh xuất khẩu nông, lâm, thủy sản là mặt hàng cao su khi không những vượt tốc về khối lượng xuất khẩu mà còn được giá cao, nên giá trị kim ngạch đem về cao gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước.

Thương hiệu sản phẩm

Tinggalkan Balasan

Alamat email Anda tidak akan dipublikasikan. Ruas yang wajib ditandai *