5 dấu hiệu “burnout” ở thiếu niên và trẻ nhỏ

VTV.vn – Giống như người lớn, trẻ nhỏ và đặc biệt là trẻ vị thành niên cũng sẽ gặp những vấn đề căng thẳng, áp lực khiến chúng rơi vào tình trạng “kiệt sức”.

Trẻ em của xã hội hiện đại luôn phải đối mặt với nhiều áp lực trong việc cân bằng khả năng học tập và đời sống tinh thần. Căng thẳng dồn nén và việc phải “gồng mình” trong một thời gian dài. Dễ dàng khiến các em rơi vào tình trạng kiệt sức, mất đi động lực và hứng thú với cuộc sống. Còn gọi là “burnout”. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến nhất để nhận ra và kịp thời giúp đỡ những thanh thiếu niên đang “quá tải” với học tập và công việc hàng ngày. 

Lo âu, bồn chồn

Lo âu là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước căng thẳng. Bao gồm các cảm giác lo lắng, hồi hộp hoặc sợ hãi. Có thể mạnh đến mức gây cản trở nhịp sinh hoạt hàng ngày. Khi mức độ áp lực quá cao, lo âu hay bồn chồn không rõ lý do là điều khó tránh khỏi và là dấu hiệu đầu tiên của sự kiệt sức. Con trẻ dễ rơi vào trạng thái không thể thư giãn, thậm chí là bất an và e sợ. 

Mất ngủ

Tình trạng kiệt sức ở thiếu niên cũng có thể ảnh hưởng đến số giờ ngủ và chất lượng giấc ngủ. Đây là kết quả trực tiếp của căng thẳng quá mức và cảm giác choáng ngợp. Căng thẳng làm tăng nồng độ hormone cortisol trong máu, dẫn đến xu hướng mất ngủ thường xuyên hơn. Những đêm trằn trọc, không tròn giấc khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi vào sáng hôm sau. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm trạng cũng như khả năng ăn uống của trẻ vào thời điểm sau đó. 

Cơn đau thể chất

“Burnout” không chỉ ảnh hưởng đến tâm trí của một người mà còn có thể tác động đến thể chất. Đặc biệt là với thiếu niên và trẻ nhỏ vẫn trong độ tuổi phát triển. Trẻ có thể thường xuyên bị đau cổ, lưng hoặc đau dạ dày. Một số dấu hiệu kiệt quệ thường thấy khác bao gồm chóng mặt, khô cổ họng và miệng. Trong trường hợp các bé gái, trễ hoặc mất kinh nguyệt là dấu hiệu rõ ràng của tình trạng kiệt sức.

Thiếu niên thay đổi tính khí, dễ xúc động

Khi bị “rút cạn” sức lực thể chất và tình cảm, trẻ sẽ dễ dàng có những thay đổi lớn về cách bộc lộ cảm xúc so với thông thường. Căng thẳng quá mức khiến chúng thường xuyên cảm thấy bị mắc kẹt hoặc tù túng. Do đó, trẻ dễ dàng mất kiểm soát trong việc xử lý tâm tư và suy nghĩ. Dẫn đến việc giải phóng cảm xúc một cách nóng vội, thiếu cẩn thận. Đồng thời, con trẻ cũng có thể cảm thấy mất đi động lực. Trong khi đó những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi hay tức giận lại tăng lên đáng kể. 

Hành vi bốc đồng, liều lĩnh của thanh thiếu niên

Khi kiệt quệ về sức lực và tinh thần, thanh thiếu niên cũng bắt đầu mạo hiểm và tham gia vào các hình thức giao du liều lĩnh, dại dột hơn. Việc thử dùng chất kích thích, uống bia rượu, quan hệ tình dục không an toàn,… đều là những dấu hiệu cho thấy trẻ đang trải qua một giai đoạn khó khăn. Những lựa chọn trên chính là phương thức mang tính “giải thoát”. Giúp chúng khống chế căng thẳng và tìm thấy sự thoải mái trong chốc lát.

Nguồn: VTV NEWS

Tinggalkan Balasan

Alamat email Anda tidak akan dipublikasikan. Ruas yang wajib ditandai *