1.000 suất ăn mỗi đêm cho lao động nghèo Sài Gòn

Ban đêm, người vô gia cư, lao động nghèo ít nhận được hỗ trợ hơn. Sợ họ bị bỏ quên, nhóm thiện nguyện của Thành chuẩn bị 1.000 suất ăn, đi khắp Sài Gòn tìm tặng.

Hơn 7 giờ tối, những thành viên của nhóm “Đêm Sài Gòn” với gần 20 thành viên tập hợp tại một căn nhà trên đường Hoa Cau, quận Phú Nhuận. Mọi người đứng cách nhau vài mét, rải rác trước những cửa hàng đã đóng cửa im lìm.

Cũng lúc này, trưởng nhóm Nguyễn Vương Trường Thành bắt đầu xách ra xe của tình nguyện viên những túi quà lớn. Gồm: bánh ngọt, sữa tươi và khẩu trang đã được chuẩn bị từ sáng. Sau đó, mỗi nhóm khoảng 5 – 6 người cùng ba xe máy chia nhau đi khắp Sài Gòn. Tặng cho người vô gia cư, lao động nghèo.

Trường Thành đang tặng phần ăn cho bà Quế, 70 tuổi ở góc đường Ngã 5 Chuồng Chó, Sài Gòn tối 5/7. Nguồn: VN Express
Trường Thành đang tặng phần ăn cho bà Quế, 70 tuổi ở góc đường Ngã 5 Chuồng Chó tối 5/7. Nguồn: VN Express

Nhóm thiện nguyện Đêm Sài Gòn được Thành lập ra từ năm 2016

Ngoài công việc chính là gia sư thì Thành và nhóm bạn còn làm sữa chua nếp cẩm rồi đi bán dạo để gây quỹ. Trước dịch, mỗi tháng hai lần, nhóm đi phát quà đêm cho người nghèo trong thành phố. Ngoài ra, tiền bán sữa chua còn góp phần để nhóm xây được một cây cầu ở Gia Lai và hai điểm trường ở Hà Giang và Điện Biên.

“Mình biết giữa lúc dịch bệnh căng thẳng như thế này, việc đi lại phát quà cũng có thể gây nguy hiểm cho bản thân và các tình nguyện viên. Nhưng nếu không có những chương trình thiện nguyện của cộng đồng thì người nghèo sẽ rất khó khăn vì thất nghiệp”, chàng trai 27 tuổi chia sẻ.

Vì thế, anh quyết định dồn sức lực và vận động kinh phí từ cộng đồng để có thể hàng đêm đi tặng đồ ăn cho bà con khó khăn. Tuy hoạt động làm sữa chua của nhóm phải ngừng lại vì dịch. Nhưng cũng lúc này, nhiều mạnh thường quân đã tìm đến anh để chung tay.

Những ngày đầu tháng sáu khi chương trình mới khởi động, kinh phí chỉ đủ để nhóm của Thành phát được 100 phần ăn mỗi đêm. Nhưng hiện tại, số lượng đã tăng lên 1.000 phần.

Thành cho biết, sỡ dĩ mình không tặng thức ăn nóng như cơm, cháo là vì nhóm không đủ nhân lực để nấu

Hơn nữa, vào ban ngày nhiều nhóm thiện nguyện cũng đã nấu cơm tặng họ. Bánh ngọt và sữa có thể để dành được lâu hơn không sợ hư. Còn khẩu trang là vật dụng cần thiết nhất để bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch. Khi mà những người lao động nghèo vẫn phải ra đường mưu sinh.

Nhóm tình nguyện viên này đêm 5/7 sẽ phát quà trên các tuyến đường quận 4, quận 7 và quận 8. Nguồn: VN Express
Nhóm tình nguyện viên này đêm 5/7 sẽ phát quà trên các tuyến đường quận 4, quận 7 và quận 8. Nguồn: VN Express

Đúng 20 giờ, khi Thành và nhóm bạn lần lượt xuất phát thì trời đổ mưa. Hôm nay, chàng trai nhận nhiệm vụ tặng quà trên tuyến đường từ quận Phú Nhuận sang quận Gò Vấp. Khi đến đoạn Ngã 5 Chuồng Chó, Thành dừng xe lấy phần ăn tặng một bà cụ đang trùm áo mưa. Ngồi co ro một góc cạnh cột đèn giao thông.

Đem bánh và sữa đến, anh thấy bên cạnh bà là những giỏ tăm bông, kẹo cao su vẫn còn đầy ắp vì ế khách. Bà kể, mình tên là Hoàng Thị Quế, 70 tuổi quê Thanh Hóa. Ngồi bán tăm bông ở góc đường này đã hơn một năm. Đường phố vốn vắng vẻ vì dịch nay lại thưa người hơn vì mưa. Ra bán từ hơn 6 giờ tối mà giỏ hàng của bà vẫn còn nguyên.

“Hai cái bánh này tôi sẽ để dành ăn sáng. Còn hai bịch sữa chắc tôi đem cho thằng cu trong xóm trọ. Bữa nghe mẹ nó than dịch thất nghiệp, không có tiền mua sữa cho con”, bà cụ nói. Sau đó vội trùm áo mưa lên mấy cái bánh.

Thấy những hoàn cảnh khó khăn sẽ đăng lên mạng xã hội nhờ cộng đồng hỗ trợ thêm.

Thấy những quận trung tâm thành phố thường có nhiều điểm phát quà, người khó khăn ít nhiều đã được hỗ trợ nên nhiều tình nguyện viên lâu năm của nhóm còn nhận nhiệm vụ chạy xe đi đến các quận vùng ven để tặng.

“Có hôm, vì ra các quận xa, tụi mình chạy xe máy cả nửa tiếng. Nhưng vẫn không thấy cô bác nào khó khăn đang đi trên đường để tặng đồ ăn. Nhưng khi gặp được, trao cho họ phần quà, tụi mình thấy việc làm của mình càng thêm ý nghĩa vì đến được tay người thật sự cần”, Mai Hiền, 29 tuổi một thành viên trong nhóm chia sẻ.

Đêm 3/7, hơn 10 giờ, khi đang di chuyển trên đường Quang Trung, quận Gò Vấp. Thành thấy bóng một người đàn ông cầm gậy và xấp vé số ngồi thu lu trong một góc tối trên vỉa hè. Chàng trai dừng lại, mang phần quà vào tặng cho ông thì mới phát hiện ông bị mù hai mắt. “Đường phố Sài Gòn thời dịch hơn 9h tối đã thấy vắng hoe. Ông ấy vẫn còn cố ngồi bán như thế thì chắc cũng đang gặp khó khăn lắm”, Thành nghĩ và quyết định hỏi thêm hoàn cảnh của ông.

Nghe ông Hòa kể, Thành xin phép được về thăm nhà ông để biết rõ hơn hoàn cảnh. “Mấy hôm nay bỗng dưng có nhiều người đã đến nhà tôi cho gạo. Tôi cũng bán được nhiều vé số hơn khi có nhiều người nói thấy tôi trên mạng”, ông kể.

Mai Hiền, 29 tuổi đã quay lại để tặng phần ăn cho ông Hòa khi ông đang ngồi bán trước một cây xăng trên đường Quang Trung đêm 5/7. Nguồn: VN Express
Mai Hiền, 29 tuổi đã quay lại để tặng phần ăn cho ông Hòa khi ông đang ngồi bán trước một cây xăng trên đường Quang Trung đêm 5/7. Nguồn: VN Express

Chỉ hai tiếng là đã hết sạch quà

Gần 11 giờ đêm, túi quà lớn ban đầu đã hết sạch. Chàng trai trẻ lái xe trên con đường vắng trở về nhà. Trận mưa đêm khiến con phố vắng người và lạnh hơn. Thỉnh thoảng, chàng trai vẫn thấy bóng dáng những ông cụ, bà cụ còn cầm xấp vé số đi trên đường. Những người phụ nữ vẫn cố tấp xe đạp vào lề để tìm kiếm chai nhựa trong thùng rác. Nhưng Thành chẳng còn cái bánh nào để tặng họ.

“Lúc trước dịch, chỉ 300 phần quà mà tụi mình phải đi đến nửa đêm vẫn chưa hết. Bây giờ chỉ hai tiếng thôi là đã hết sạch. 1.000 phần vẫn chưa đủ”, Thành nghĩ rồi quyết định ngày mai vẫn sẽ tiếp tục.

Nguồn: VN Express

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.